Bị sỏi thận nên ăn uống như thế nào?

Chế độ ăn uống thiếu khoa học, lành mạnh là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến bệnh sỏi thận. Vậy người bị sỏi thận nên ăn uống như thế nào để phòng để điều trị hiệu quả cũng như phòng ngừa sỏi tái phát?

Bị sỏi thận có phải kiêng hoàn toàn canxi?

Vì đa số sỏi thận là sỏi canxi nên nhiều người nghĩ rằng kiêng ăn hoàn toàn canxi để tránh bị sỏi thận. Thật sự không phải vậy.

Vì đa số sỏi thận là sỏi canxi nên nhiều người nghĩ rằng kiêng ăn hoàn toàn canxi để tránh bị sỏi thận. Thật sự không phải vậy.

Quá trình hình thành sỏi thận là một quá trình phức tạp, do nhiều yếu tố gây ra chứ không phải do bị dư canxi. Nhiều người ăn uống kham khổ, kiêng cữ canxi vẫn bị sỏi thận, ngược lại nhiều người uống sữa, ăn nhiều tôm cua nhưng đâu có bị sỏi thận.Uống nhiều nước (đây là điều quan trọng nhất trong 7 điều): Nên uống khoảng 2,5 – 3 lít nước mỗi ngày (chia ra uống nhiều lần trong ngày) hoặc ăn uống làm sao để có lượng nước tiểu đạt trên 2,5 lít/ngày. Đi tiểu nước tiểu màu trắng trong chứng tỏ uống đủ lượng nước. Uống nhiều nước vừa giúp tránh bị sỏi thận vừa giúp tống xuất những viên sỏi nhỏ ra ngoài nếu có.

Ảnh minh hoạ

Ăn thế nào để tránh sỏi thận tái phát?

Ăn ít thịt động vật: Ăn thực phẩm chứa ít muối, ăn ít các loại thịt. Có thể ăn cá thay thịt. Tôm cua cũng có thể ăn vừa phải.

Ăn uống điều độ thực phẩm chứa canxi (như sữa, pho mai): Mỗi ngày có thể dùng khoảng 3 ly sữa tươi hoặc một lượng tương đương các sản phẩm từ sữa như: bơ, phô mai (khoảng 800 – 1.300mg canxi). Không nên kiêng cữ quá mức những thực phẩm chứa canxi vì như thế sẽ gây mất cân bằng trong hấp thụ canxi, khiến cơ thể hấp thu oxalat nhiều hơn từ ruột và sẽ tạo sỏi thận, ngoài ra kiêng cữ thực phẩm chứa canxi sẽ bị loãng xương.

Trường hợp bị sỏi thận tái phát nhiều lần, sau khi xét nghiệm kiểm tra có bằng chứng đa canxi niệu do tăng hấp thu canxi từ ruột thì cần kiêng canxi, nhưng không phải kiêng hoàn toàn, mà ăn khoảng 400mg/ngày, tương đương 1,5 ly sữa tươi.

Giảm các thực phẩm chứa nhiều oxalat: trà đặc, cà phê, sôcôla, bột cám, ngũ cốc, rau muống.

Nên uống nhiều nước cam, chanh, bưởi tươi: Những loại thức uống này chứa nhiều citrat giúp chống tạo sỏi.

Nên ăn nhiều rau tươi giúp tiêu hóa nhanh, giảm hấp thu các chất gây sỏi thận.

Tránh ăn nhiều thực phẩm chứa purin gây sỏi thận như: cá khô, thịt khô, tôm khô, lạp xưởng, các loại mắm, lòng heo, lòng bò.

TPBVSK Sỏi Mật Trái Sung được dùng cho các trường hợp bị sỏi mật, sỏi gan, sỏi thận, bùn mật và các trường hợp đã phẫu thuật lấy sỏi, tán sỏi.

GPQC: 02123/2016/XNQC-ATTP

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Thương nhân chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm:

CÔNG TY TNHH UNITED SPOT MEDICAL

124 Lương Trúc Đàm, P Hiệp Tân, Q Tân Phú, TPHCM

Điện thoại: 083.976.0686 - 0908.797.616

Website: www.soimattraisung.vn

Tham khảo những khách hàng đã điều trị hết sỏi:Tại đây

Người tiểu đường bị ho kéo dài

Viên ngậm ho không đường, có Isomalt dễ sử dụng và phù hợp cho người bệnh tiểu đường (ảnh minh họa)

Bác sĩ chim cánh cụt giải đáp:

Người đái tháo đường (ĐTĐ) đặc trưng bởi sự suy giảm chức năng hệ miễn dịch, giảm sức đề kháng toàn bộ cơ thể, suy giảm chức năng của lớp nội mạc đường hô hấp và nhu động của các vi nhung mao trên bề mặt các tế bào nội mạc này. Bên cạnh đó, một hệ mao mạch khỏe mạnh luôn có vai trò tích cực trong việc kháng khuẩn. Ở người ĐTĐ, các mạch máu nhỏ bị tổn thương nhiều ở lớp tế bào lót trong cùng - lớp tế bào nội mạc mạch, các tế bào hồng cầu bị giảm sự mềm dẻo và sự trao đổi oxy bị rối loạn ở mô khiến cho sức kháng khuẩn tại chỗ bị suy giảm. Ngoài ra, các biến chứng của bệnh tiểu đường: bệnh lý thần kinh mạn tính, bệnh lý tim mạch, bệnh lý thận, viêm nhiễm và tổn thương tứ chi… cũng góp phần vào việc làm giảm sức đề kháng của cơ thể..

Chính vì vậy, nguy cơ bị các tác nhân gây bệnh xâm nhập và mắc bệnh ở người ĐTĐ luôn cao hơn, trầm trọng hơn người bình thường, thời gian điều trị kéo dài hơn, nhiều biến chứng hơn cũng như tỷ lệ tử vong cao hơn so với những người không bị ĐTĐ, đặc biệt biến chứng nhiễm khuẩn đường tiêu hóa cũng như ở phổi. Biến chứng này thường tiến triển rất nhanh, nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây suy kiệt và tử vong.

1, Bạn phải làm để phòng tránh và điều trị biến chứng ?

Nếu bạn có bất kỳ triệu chứng giống như cúm, liên hệ với bác sĩ ngay lập tức. Nếu bạn bị cúm, bác sĩ có thể kê toa thuốc kháng virus giúp các triệu chứng bớt nghiêm trọng và giúp bạn cảm thấy khoẻ nhanh hơn.

Ngoài việc tuân theo các khuyến cáo điều trị của chúng bạn, bạn nên:

● Tiếp tục dùng thuốc trị bệnh tiểu đường hoặc insulin.

● Kiểm tra lượng đường trong máu mỗi bốn giờ và theo dõi kết quả.

● Uống nhiều chất lỏng không calo để tránh mất nước.

● Ăn uống như thường lệ.

● Tự đo cân nặng mỗi ngày. Nếu bạn sụt cân trong khi bạn không làm gì để giảm cân thì đó là dấu hiệu của đường trong máu cao.

2, Bạn có thể dùng thuốc cảm cúm không?

Một vài loại thuốc cúm không kê toa thông thường thì thích hợp cho những người bị bệnh tiểu đường; một số loại thuốc thì đặc biệt phù hợp với những người bị bệnh tiểu đường hơn những người không bị.

Ví dụ, một số loại thuốc cảm cúm có chứa thuốc kháng viêm không steroid, như ibuprofen, thông thường không được khuyến cáo cho bệnh nhân tiểu đường vì có thể làm tăng nhẹ nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ.

Một số loại thuốc trị ho, trị cảm cúm có thể chứa hàm lượng đường tương đối cao, có thể sẽ gây khó khăn trong việc kiểm soát lượng đường trong máu.

3, Chú ý sử dụng thuốc ngậm ho và đau họng không đường khi bị ốm

- Không nên tự ý uống các loại thuốc không được kê đơn, vì chúng có thể làm ảnh hưởng tới đường máu.

- Chú ý các loại thuốc có đường (thuốc ho siro…) và một số thuốc không chứa đường nhưng làm góp phần hạ đường máu (aspirin, giảm đau, hạ sốt…). Nên chọn các sản phẩm trị ho từ thảo dược không đường .

- Cẩn thận với những thuốc làm tăng đường máu như các thuốc trị cảm cúm, chống sung huyết.

- Đảm bảo nguyên tắc điều trị bằng kháng sinh khi bị nhiễm khuẩn như nhiễm trùng đường tiểu, răng miệng, viêm họng sưng amidan…

VIÊN NGẬM HO BEZUT KHÔNG ĐƯỜNG

Phòng và Giảm Ho hiệu quả cho người ăn kiêng, bệnh tiểu đường

Viên ngậm ho Bezut không đường hiệp đồng tác dụng từ 7 loại tinh dầu bản địa có tác dụng kháng viêm, giảm ho, long đờm và thành phần cao lá thường xuân của tinh hoa y học phương tây mang lại hiệu quả cao cho người bị ho, ngứa họng, đau rát họng, khan tiếng, người bị cảm lạnh, viêm đường hô hấp, giúp:

- Giúp làm ấm họng, thơm miệng.

- Giảm các triệu chứng ho, cảm lạnh, ngứa họng, đau rát họng.

Dùng cho trẻ em (trên 12 tuổi), người lớn bị ho, viêm phế quản, viêm đường hô hấp.

Hotline tư vấn miễn cước: 1800 6533.

Tham khảo thêm tại : www.Bezut.vn / https://www.facebook.com/BacsiBezut

GPQC: 00204/2017/ATTP-XNQC

Sản phẩm không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Ứng phó với bệnh gout

Bệnh có liên quan chặt chẽ đến các bệnh lý do rối loạn chuyển hóa khác (béo phì, tiểu đường, rối loạn lipid máu…) và các bệnh lý tim mạch (tăng huyết áp, thiếu máu cơ tim…) vốn được coi là những hiểm họa của loài người...

Những biểu hiện của bệnh

Bệnh do tăng acid uric máu đơn thuần thường bắt đầu từ tuổi dậy thì, có thể kéo dài 20-40 năm mà không có triệu chứng gì cho đến khi xuất hiện cơn gout cấp đầu tiên. Đây được coi là yếu tố nguy cơ quan trọng nhất của bệnh.

Cơn viêm khớp gout cấp:

Lúc đầu thường là những cơn gout rất điển hình, thể hiện ở khớp ngón I bàn chân (chiếm 75%) , các khớp khác chiếm 25% ( khớp cổ chân, gối, cổ tay, khuỷu.... )

Người bệnh bị đau đột ngột dữ dội kèm sưng tấy, nóng, đỏ, xung huyết... ở một khớp, thường xảy ra về đêm kèm theo triệu chứng viêm khớp tăng tối đa trong 24 - 48 giờ và kéo dài từ 3 đến 10 ngày rồi tự khỏi hoàn toàn. Càng về sau đợt viêm cấp càng kéo dài, không tự khỏi, không thành các cơn điển hình, biểu hiện ở nhiều khớp, đối xứng và để lại các di chứng cứng khớp, teo cơ, hạn chế vận động...

Ứng phó với bệnh goutTriệu chứng thường gặp của bệnh gút.

Biểu hiện toàn thân: Người bệnh có thể sốt, rét run, cứng gáy, mệt mỏi...

Khoảng cách giữa cơn đầu tiên và cơn thứ hai có thể từ vài tháng đến vài năm, thậm chí >10 năm. Càng về sau khoảng cách này càng ngắn lại. Các cơn viêm khớp cấp xảy ra liên tiếp và không khi nào dứt cơn.

Viêm khớp gout mạn:

Viêm nhiều khớp, có thể đối xứng, biến dạng khớp, teo cơ, cứng khớp...

Các biểu hiện toàn thân khác: Thiếu máu, suy thận mạn tính do các acid uric lắng đọng dưới dạng muối urate ở nhu mô thận. Hiện tượng suy thận lúc đầu tiềm tàng, hoàn toàn không có biểu hiện lâm sàng, tăng dần, chậm nhưng chắc và sẽ không hồi phục, đây là nguyên nhân chính làm tử vong và giảm tuổi thọ cho bệnh nhân gout; sỏi thận do acid uric lắng đọng ở ống thận; tăng huyết áp; đái tháo đường; rối loạn lipid máu ...

Nguyên nhân gây tăng acid uric

Tăng acid uric trong máu: Do nội sinh (tăng tổng hợp các purin do các quá trình phá hủy các nhân tế bào) và ngoại sinh (do phân hủy các thức ăn có chứa purin), do giảm thải acid uric khỏi cơ thể (acid uric niệu < 800 mg/24h) hoặc do kết hợp cả tăng sản xuất acid uric và giảm thải acid uric.

Về lối sống và điều kiện kinh tế xã hội: Tăng lượng tiêu thụ bia, rượu ở cộng đồng; tăng sử dụng thiazide và liều nhỏ aspirine cho các bệnh lý tim mạch; tăng sử dụng chế độ ăn giầu purin; gia tăng các bệnh lý chuyển hóa và béo phì; gia tăng tỷ lệ người trên 65 tuổi...

Ứng phó thế nào?

Gout là một bệnh lý khớp đáp ứng tốt với điều trị nhưng đòi hỏi điều trị liên tục, lâu dài và toàn diện, kết hợp ngay từ đầu giữa điều trị và phòng bệnh với 3 mục đích:

Khống chế các đợt viêm khớp Gout cấp: Bằng các thuốc kháng viêm giảm đau, với nguyên tắc dùng sớm, dùng liều cao và ngắn ngày.

Ngăn ngừa tái phát các đợt viêm khớp bằng cách làm hạ và duy trì acid uric máu ở mức cho phép (< 300 micromol/L hay < 5 mg/dL).

Điều chỉnh bằng chế độ ăn uống: Hạn chế các thức ăn chứa nhiều nhân purin như phủ tạng động vật (tim, gan, thận, óc…), các loại thịt đỏ, trứng vịt lộn, cá chích, cá đối, cá mòi, các loại rau mầm, nấm...; dùng nhiều rau xanh, trái cây tươi, nước suối có gas; bằng thuốc chống tổng hợp acid uric hay thuốc tăng thải acid uric ra ngoài

Kiểm soát tốt các bệnh lý kèm theo: Kiểm soát tốt các bệnh lý kèm theo (nếu có) như cao huyết áp, rối loạn lipid máu, tiểu đường, bệnh mạch vành... Giảm và kiểm soát cân nặng…

Nếu được chẩn đoán sớm bệnh có thể điều trị khỏi bằng các phác đồ điều trị chuẩn.

PGS. TS.BS. Lê Anh Thư

5 liên khoa cứu sống hai mẹ con sản phụ mắc tim bẩm sinh nguy kịch

Ca bệnh thập tử nhất sinh

PGS.TS Trương Thanh Hương - Phòng Q2 Viện Tim mạch, BV Bạch Mai - Người trực tiếp tham gia chỉ đạo ê - kíp cấp cứu liên khoa Sản - Nhi - Viện Tim mạch cho biết: Khoảng 10h ngày 21/12/2017, Phòng Q2 đã tiếp nhận bệnh nhân Lành Thị N. (SN 1997, quê ở Chợ Đồn, Bắc Kạn) mắc bệnh tim bẩm sinh giai đoạn muộn vào viện trong tình trạng hết sức nguy kịch.

Bệnh nhân có tiền sử tim bẩm sinh từ khi 14-15 tuổi: Thông liên thất rộng phần quanh màng - Shunt 2 chiều - tăng áp lực động mạch phổi nặng nhưng không được tư vấn, điều trị; mang thai tuần 28 (lần 1 bị thai lưu khi được 4 tháng).

Trước đó 1 ngày, bệnh nhân xuất hiện ho ra máu đỏ tươi, số lượng nhiều. Do tăng áp lực động mạch phổi nặng, bệnh nhân ho ra máu thường xuyên, tăng lên khi tuổi thai ngày càng lớn dần, tiên lượng rất nặng nề cho cả mẹ và con.

Một cuộc hội chẩn toàn BV nhanh chóng được tổ chức dưới sự chủ trì của GS.TS Mai Trọng Khoa để xác định hướng xử trí phù hợp đạt mục tiêu cứu mẹ, sau đó là cứu con. Tuy nhiên, tiên lượng cho cả hai mẹ con đều rất nặng nề nên các bác sĩ đã phải giải thích rất rõ ràng, chi tiết cho gia đình về những nguy cơ có thể xảy ra trước khi tiến hành phẫu thuật.

Sau 3 tuần điều trị bệnh nhân Lành Thị N. đã ổn định và được xuất viện.

Hồi sinh cả mẹ lẫn con

Nhờ sự phối hợp nhịp nhàng, hiệu quả giữa các chuyên khoa, sau khi kết thúc hội chẩn, 14h chiều cùng ngày bệnh nhân được tiến hành mổ cấp cứu lấy thai. Cuộc phẫu thuật thành công, thai phụ ổn định, tự thở, tình trạng ho máu đỡ, áp lực động mạch phổi giảm so với trước khi phẫu thuật. Thai phụ được tiếp tục theo dõi và điều trị tại Khoa hồi sức tích cực.

Và chỉ sau hồi sức 1 ngày, bệnh nhân tiến triển tốt và được chuyển lại về phòng Q2 - Viện Tim Mạch để tiếp tục theo dõi và điều trị bệnh tim bẩm sinh. Sau 3 tuần tuần điều trị, sức khỏe của sản phụ Lành Thị N. dần ổn định và được xuất viện ngày 12/1/2018 trong niềm vui của gia đình và tập thể thầy thuốc Bệnh viện Bạch Mai.

Thai nhi là một bé trai nặng 1,2 kg, đã được chuyển ngay tới phòng Hồi sức sơ sinh của Khoa Nhi để hồi sức và kiểm soát theo chế độ của trẻ sơ sinh non, yếu có nguy cơ cao. Là người trực tiếp điều trị cho cháu trong những ngày “thập tử nhất sinh”, BS. Đỗ Tuấn Anh cho biết: Tại khoa Nhi, bé được cách ly, nuôi dưỡng trong lồng ấp, được thở máy, tiếp tục hồi sức tích cực nhưng cháu bé luôn trong tình trạng rất nặng và phức tạp: nồng độ oxy trong máu SpO2 không đảm bảo.

Tuy nhiên, sau 8 ngày điều trị tại Phòng Sơ sinh với chế độ chăm sóc đặc biệt, tận tình của các thầy thuốc khoa Nhi, đến ngày 05/01 cháu đã được ra khỏi lồng ấp, tự bú qua bình được 10 ml/bữa. Hiện tại (ngày 12/1), sức khỏe của cháu ổn định và tiến triển tốt, cháu có thể tự bú được 25 ml sữa/bữa. Đặc biệt hơn nữa cháu bé đã được khám sàng lọc tim bẩm sinh ngay ngày thứ 2 điều trị, kết quả: trẻ không mắc tim bẩm sinh.

Cháu Bế Ngọc Đ. ngủ ngon trong vòng tay của bà nội.

Thai phụ nên khám sàng lọc tim bẩm sinh

Đánh giá về ca bệnh này, BS. Trần Hải Yến - Trưởng phòng Q2, Viện Tim mạch nhấn mạnh: Trong những trường hợp như thế này, việc tiên lượng, khẩn trương đưa ra hướng xứ trí kịp thời và phối hợp nhịp nhàng, hiệu quả giữa các chuyên khoa để cấp cứu cho người bệnh là vô cùng quan trọng. Ca mổ lấy thai thành công, cả mẹ và thai nhi đều được cứu sống trong tình huống hết sức khó khăn này là kết quả của sự phối kết hợp hiệu quả, trách nhiệm của các thầy thuốc Viện Tim mạch, khoa Sản, khoa Nhi, khoa Gây mê hồi sức và khoa Hồi sức tích cực, BV Bạch Mai.

Qua đây, các bác sĩ cũng khuyến cáo tất cả các thai phụ đều nên đăng ký khám sàng lọc tim bẩm sinh cho cả mẹ và con theo sự tư vấn, hướng dẫn của bác sĩ, đặc biệt ở những thai phụ có tiền sử tim bẩm sinh thì chỉ định đó là bắt buộc.

M.Thanh - D.Hải

Viêm quanh khớp vai

Mặc dù đây là bệnh lý không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại có thể gây giảm hoạt động, lao động và ảnh hưởng lớn đến chất lượng sống của người bệnh.

Viêm quanh khớp vai rất thường gặp ở những người 40-60 tuổi, chiếm tỉ lệ khoảng 3-5% số người ở độ tuổi này. Hai thể viêm quanh khớp vai thông thường và viêm quanh khớp vai thể đông cứng, tỉ lệ nam gặp nhiều hơn nữ. Riêng hội chứng loạn dưỡng thần kinh giao cảm phản xạ (hội chứng vai - tay), nữ chiếm 70%, nam chỉ chiếm 30%. Viêm quanh khớp vai chỉ thấy ở một bên, không thấy cả hai bên cùng bị. Viêm quanh khớp vai tuy không nguy hiểm đến tính mạng, nhưng ảnh hưởng nhiều đến khả năng lao động và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Trong đó, hội chứng vai - tay nếu không được điều trị có thể dẫn đến mất chức năng tay và tay bị bệnh trở thành tàn phế.

Viêm quanh khớp vaiHình ảnh của viêm bao khớp.

Các thể viêm quanh khớp vai

Viêm quanh khớp vai là thuật ngữ dùng để chỉ các bệnh viêm, đau khớp vai do tổn thương phần mềm (gân cơ, dây chằng, bao hoạt dịch, bao khớp) mà không có tổn thương ở sụn và xương khớp vai, không do chấn thương mới và không do nhiễm khuẩn. Viêm quanh khớp vai được chia làm 3 thể:

Viêm quanh khớp vai thể thông thường: Đây là thể hay gặp nhất của hội chứng viêm quanh khớp vai, chiếm khoảng 90% số bệnh nhân bị viêm quanh khớp vai với biểu hiện đau khớp vai, không kèm theo hạn chế vận động khớp vai hoặc chỉ hạn chế vận động do đau.

Bệnh nhân không sốt, toàn thân bình thường nhưng triệu chứng nổi bật là đau khớp vai. Khởi phát đau thường từ từ và tăng dần nhiều ngày hoặc hàng tháng, đau cả khi nghỉ, thường đau tăng về đêm do ban đêm khớp vai không hoạt động, lượng máu cung cấp cho gân chóp xoay và các tổ chức khác của khớp vai tăng, làm tăng phù nề tổ chức viêm, đồng thời trương lực cơ khi ngủ giảm và khi nằm ngửa khớp vai thường cao hơn mặt giường, trọng lượng của cánh tay kéo chỏm lồi cầu ra xa ổ chảo làm các cấu trúc viêm như gân chóp xoay, các bao hoạt dịch bị kéo căng và kích thích gây đau tăng. Ngoài ra, đau cũng tăng khi vận động cánh tay, nhất là tới gần cuối tầm vận động khiến người bệnh không dám vận động cánh tay hết tầm chứ không phải do hạn chế vận động của khớp vai.

Viêm quanh khớp vai thể đông cứng: Là bệnh có đặc trưng đau và hạn chế vận động khớp vai. Nguyên nhân do viêm dính bao khớp ổ chảo - cánh tay, không có tổn thương sụn và xương khớp vai, không do chấn thương mới khớp vai, không do vi khuẩn. Viêm quanh khớp vai thể đông cứng cũng là thể bệnh hay gặp, chiếm dưới 10% các trường hợp viêm quanh khớp vai, đứng hàng thứ hai sau viêm quanh khớp vai thông thường.

Bệnh thường diễn biến qua 3 giai đoạn: Giai đoạn đau khớp vai, giai đoạn khớp vai đông cứng và giai đoạn tan đông. Ở giai đoạn đau khớp vai, người bệnh đau cả khi nghỉ ngơi, đau nhiều về đêm có khi làm bệnh nhân tỉnh giấc. Đau tăng với bất kỳ vận động nào của cánh tay kèm theo hạn chế vận động khớp vai. Bệnh nhân phàn nàn khớp vai cứng, không thể chải đầu hoặc gãi lưng được, đưa tay ra trước ra sau đều bị hạn chế. Giai đoạn khớp vai đông cứng khiến tầm hạn chế vận động khớp vai tăng dần đến mức khớp vai như bị đông cứng lại. Bệnh nhân không thể cử động được vai, không với được tay lên để chải tóc, không gãi được sau lưng, không thể với tay để lấy đồ vật được. Giai đoạn này thường kéo dài từ hai tới sáu tháng, khớp vai bị mất chức năng hoàn toàn, không vận động được. Cuối cùng là giai đoạn tan đông với tầm vận động của khớp vai tăng dần nhưng chậm chạp trong nhiều tháng, có khi hàng năm. Ngược lại với sự tiến bộ của tầm vận động khớp thì đau khớp vai trở lại mỗi khi vận động khớp vai, tuy nhiên mức độ đau thấp hơn so với giai đoạn đầu. Giai đoạn này có một số bệnh nhân đòi hỏi phải dùng thuốc giảm đau.

Hội chứng vai tay: Còn gọi là hội chứng Sudex hay hội chứng loạn dưỡng phản xạ thần kinh giao cảm, biểu hiện đặc trưng bởi đau kiểu bỏng buốt, nề đỏ bàn ngón tay kèm theo viêm quanh khớp vai thể đông cứng cứng cùng bên. Hội chứng vai - tay là hội chứng ít gặp, chỉ dưới 1% các bệnh nhân viêm quanh khớp vai, nhưng lại là hội chứng nặng nề, khó điều trị nhất, có thể dẫn đến một bên tay bị tàn phế; thường có biểu hiện diễn biến qua ba giai đoạn. Giai đoạn cấp tính thường kéo dài 3-6 tháng với các triệu chứng rối loạn vận mạch và dinh dưỡng bàn tay như đau kiểu bỏng buốt thường xuyên, tăng dần, dai dẳng ở vùng bàn ngón tay, nhất là khi hạ bàn tay xuống thấp, khiến bệnh nhân luôn phải dùng tay lành đỡ tay bệnh và nâng tay bệnh lên cao. Giai đoạn loạn dưỡng thường kéo dài 3-6 tháng gồm các triệu chứng rối loạn vận mạch và dinh dưỡng bàn tay cùng với đông cứng khớp vai tồn tại dai dẳng nhiều tháng, khiến bệnh nhân đau đớn và lo lắng. Bàn và ngón tay bệnh nhân luôn nề, các ngón tay ở tư thế gấp, da mu tay đỏ tím, có chỗ tái... Giai đoạn teo thường tồn tại kéo dài. Tình trạng đông cứng khớp vai chuyển sang giai đoạn tan đông, tầm vận động khớp vai phục hồi dần, cơ vùng vai và cánh tay bị teo, triệu chứng rối loạn dinh dưỡng vận mạch bàn ngón tay giảm dần, đau buốt và phù nề giảm dần làm lộ diện tình trạng teo các cơ vùng bàn tay và ngón tay.

Yếu tố nguy cơ nào gây bệnh?

Tuổi, giới tính: Bệnh hay gặp ở người 40-60 tuổi, gặp ở nam nhiều hơn nữ.

Nghề nghiệp: Người lao động chân tay mà động tác lao động thường phải giơ tay cao hơn 90 độ, như thợ trát trần nhà, thợ quét sơn, công nhân sửa máy khi máy ở vị trí cao hơn vai. Người lao động hoặc học tập có thói quen chống tỳ khủy tay lên bàn thường bị viêm khớp vai bên đó. Các nghề nghiệp gây rung xóc khớp vai kéo dài như lái xe đường dài, lái máy xúc, máy ủi, công nhân xây dựng phải sử dụng máy đầm nhiều. Các công việc gây ra các vi chấn thương cho khớp vai. Các động tác gây căng dãn gân cơ khớp vai lặp đi lặp lại kéo dài như chơi tennis, chơi gôn, ném lao, xách các vật nặng...

Tiền sử có chấn thương vùng khớp vai: Ngã chống thẳng bàn tay hoặc khuỷu tay xuống nền gây lực dồn lên khớp vai, các chấn thương phần mềm vùng khớp vai, gãy xương cánh tay, xương đòn, xương bả vai...

Đã phẫu thuật: Những người đã từng phẫu thuật vùng khớp vai, phẫu thuật hoặc nắn gãy xương các xương liên quan đến khớp vai như xương cánh tay, xương đòn, xương bả vai, những người phải bất động khớp vai một thời gian dài như sau đột quỵ, giai đoạn phục hồi sau các bệnh nặng, bất động do gãy xương cánh tay... có nguy cơ cao bị viêm quanh khớp vai.

Mắc bệnh mạn tính: Người bị mắc một số bệnh mạn tính như viêm khớp dạng thấp, đái tháo đường, bệnh ở phổi và lồng ngực, đột quỵ não, cơn đau thắt ngực... cũng là những trường hợp có yếu tố nguy cơ mắc bệnh cao.

Sau đột quỵ não: Bệnh nhân đột quỵ não có tỉ lệ bị đông cứng khớp vai bên liệt cao hơn 3-4 lần người bình thường. Với người bệnh mắc hội chứng vai - tay thường xuất hiện từ 1-6 tháng sau đột quỵ não.

Sử dụng một số thuốc: Những người dùng thuốc kháng lao, thuốc nhóm barbiturat có nguy cơ cao bị hội chứng vai- tay.

Và điều trị...

Điều trị nội khoa

Điều trị bằng thuốc: Có thể sử dụng các thuốc chống viêm giảm đau non-steroid hoặc steroid đường uống hoặc tiêm bắp. Tiêm corticoid tại chỗ: Thuốc thường sử dụng là depomedrol hoặc diprospan.

Viêm quanh khớp vaiTiêm corticoid tại chỗ điều trị viêm quanh khớp vai.

Các phương pháp điều trị không dùng thuốc: Vật lý trị liệu trong đó có thể sử dụng nhiệt trị liệu, điện trị liệu, sóng ngắn trị liệu, vận động trị liệu và y học cổ truyền như châm cứu, thủy châm thuốc.

Điều trị can thiệp áp dụng với viêm quanh khớp vai thể đông cứng để trả lại tầm vận động khớp vai

Kéo bóc tách viêm dính bao khớp vai dưới gây mê: Cần đưa bệnh nhân xuống buồng mổ, gây mê và bác sĩ chấn thương chỉnh hình kéo bóc tách viêm dính. Sau đó bệnh nhân được điều trị chống viêm và tập vận động để chống dính lại.

Bơm tạo áp lực vào khớp ổ chảo - cánh tay: Để bóc tách dính bao khớp vai dưới hướng dẫn của siêu âm hoặc X-quang tăng sáng cần có trang thiết bị hiện đại, nhưng tỉ lệ thành công thấp.

Kéo bóc tách dính khớp vai dưới gây tê thần kinh trên vai: Đây là sáng kiến của Bệnh viện 103 đã được công nhận cho kết quả phục hồi tầm vận động khớp vai rất tốt. Thời gian điều trị ngắn, bệnh nhân không cần nội trú, có thể về ngay trong ngày.

Điều trị phẫu thuật

Các biện pháp phẫu thuật thường được thực hiện để điều trị viêm quanh khớp vai bao gồm phẫu thuật nội soi khâu nối gân cơ trên gai bị đứt hoàn toàn hoặc đứt bán phần; phẫu thuật nội soi bóc dính bao khớp ổ chảo - cánh tay trong viêm quanh khớp vai thể đông cứng; phong bế hạch giao cảm cổ hoặc phẫu thuật cắt hạch giao cảm cổ trong hội chứng loạn dưỡng phản xạ thần kinh giao cảm.

PGS.TS. Hà Hoàng Kiệm

Viêm gan A có gây biến chứng?

Xin hỏi bác sĩ biểu hiện sớm của bệnh là gì và cách phòng ngừa?

Phạm Việt Anh (vietanh@gmail.com)

Viêm gan A là bệnh do virút viêm gan A, lây truyền theo đường ăn uống. Triệu chứng dễ nhận thấy nhất của người mắc bệnh viêm gan A là vàng da, vàng mắt, mệt mỏi, chán ăn, đau nhức hạ sườn phải... Triệu chứng của bệnh có thể thay đổi tùy theo lứa tuổi của bệnh nhân, càng lớn tuổi triệu chứng của bệnh càng nặng. Và tùy theo sức khỏe của mỗi cá nhân, bệnh có thể phát triển thành một trong 5 trường hợp sau đây: Viêm gan thầm lặng; Viêm gan tiêu biểu; Viêm gan với vàng da kinh niên; Viêm gan tái phát nhiều lần; Viêm gan ác tính. Trên lâm sàng, biểu hiện của giai đoạn cấp tính là bệnh nhân đột ngột bộc phát các dấu hiệu giống như cảm cúm gồm sốt, ho, đau mỏi cơ, mệt mỏi, đau đầu, chán ăn, đi tiểu ít, nước tiểu sẫm màu… Sau 5-7 ngày mắc các triệu chứng trên, bệnh nhân có dấu hiệu khỏi sốt nhưng vẫn tiếp tục mệt mỏi và chán ăn. Bên cạnh đó có các dấu hiệu xuất hiện kèm theo như vàng mắt, vàng da kéo dài từ 2-4 tuần. Thông thường, các triệu chứng viêm gan A thường tự khỏi sau khi người bệnh đi tiểu nhiều. Nhưng có khoảng 2% trường hợp người bệnh mắc viêm gan A có diễn biến nặng dẫn đến suy gan, hôn mê sâu và có nguy cơ dẫn đến tử vong. Chính vì vậy, đừng quá chủ quan với biểu hiện “cảm cúm thông thường”. Cần đi khám ngay nếu sau cơn sốt vẫn còn dấu hiệu mệt mỏi, biếng ăn, vàng da, vàng mắt.

Hiện tại bố cháu đã khỏi bệnh thì không cần quá lo lắng vì viêm gan A chỉ gây sưng gan cấp tính chứ không tạo nên những biến chứng lâu dài (xơ gan, chai gan hoặc ung thư gan) như virut viêm gan b, C, và D. Để phòng viêm gan A, cần thực hiện ăn chín uống sôi, không ăn hàng quán bán rong mất vệ sinh. Vùng có dịch viêm gan A nên dùng vắc-xin để phòng ngừa.

BS. Trần Quang Nhật

Lóc tách động mạch chủ: “Thảm họa” trong các bệnh tim mạch

Kể cả khi bệnh nhân được phẫu thuật kịp thời, tỷ lệ tử vong xung quanh phẫu thuật cũng còn khá cao, khoảng 15-20%. Bệnh được coi là “thảm họa” trong các bệnh lý tim mạch.

Vai trò giải phẫu quan trọng của động mạch chủ

ĐMC là đường dẫn máu chính của cơ thể. Xuất phát từ tâm thất trái, ĐMC chạy theo hình vòng cung từ giữa ngực, đi dọc cạnh bên trái cột sống xuống bụng, tới vùng xương cùng thì kết thúc bằng cách chia làm hai nhánh động mạch chậu chạy xuống cấp máu cho hai chân. Như vậy, ĐMC có hai đoạn: đoạn ĐMC ngực và đoạn ĐMC bụng. Từ các đoạn này cho các nhánh cấp máu cho toàn bộ các cơ quan. Có thể ví hệ thống tuần hoàn giống như một hệ thống cấp nước, ở đó quả tim chính là trung tâm cấp nước với các máy bơm hoạt động liên tục không ngừng nghỉ, ĐMC là đường ống dẫn nước chính. Do vai trò giải phẫu quan trọng như vậy nên khi bị thương tổn sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng.

Phẫu thuật lóc tách ĐMC type A tại Trung tâm Tim mạch Bệnh viện E.

Phẫu thuật lóc tách ĐMC type A tại Trung tâm Tim mạch Bệnh viện E.

Lóc tách thành động mạch chủ và nguy cơ tử vong tức thì

Thành ĐMC được cấu tạo rất bền vững để đảm bảo chịu được áp lực cao, liên tục trong suốt cuộc đời chúng ta (chính là huyết áp động mạch). Các nhà giải phẫu bệnh đã tìm hiểu và cho thấy nó được cấu tạo bởi 3 lớp tổ chức có tính chất mô học khác nhau (được đặt tên 3 lớp áo: ngoài, giữa và trong). Ba lớp này hòa quyện với nhau thành một tấm vững chắc là thành động mạch. Nếu vì một lý do gì đó phá hỏng cấu trúc thống nhất này, khả năng chịu lực bị đe dọa gây ra các biến chứng nghiêm trọng khó lường.

Một trong những bệnh lý nguy hiểm nhất là lóc tách thành ĐMC: lớp áo trong bị xé rách, dòng máu áp lực cao đi vào giữa các lớp làm thành động mạch bị tách làm đôi dẫn tới hậu quả: vỡ gây tử vong do sốc mất máu (giống như vỡ đường ống nước chính), thiếu máu các cơ quan do mảng thành mạch bị tách ra lấp kín các lỗ vào của nhánh mạch nuôi.

Tại sao lại là lóc tách động mạch chủ type A?

Bệnh lóc tách ĐMC được chia thành nhiều loại tùy theo vị trí thương tổn. Hai vị trí quan trọng nhất gây tử vong tức thì là mạch vành và mạch não (xuất phát đầu tiên ngay khi động mạch chủ đi ra từ tâm thất trái). Nếu thương tổn lóc tách chạm đến phạm vi của hai chỗ này thì bệnh được xếp loại A - loại nguy hiểm nhất (gọi là “lóc tách động mạch chủ type A”). Theo số liệu thống kê của các nhà khoa học được ghi trong bộ “Bách khoa về phẫu thuật” (Encyclopédie médico-chirurgicale: EMC): 50% tử vong trong vòng 48 giờ đầu tiên, 60% trong tuần đầu và tới 90% trong tháng đầu nếu không được phát hiện và xử trí. Bệnh được coi là “thảm họa” trong các bệnh tim mạch.

Nguồn cơn gây bệnh

Các yếu tố nguy cơ chính thường gặp gây lóc tách thành ĐMC là: xơ vữa động mạch (bệnh mắc phải, gặp ở người có tuổi), rối loạn bẩm sinh tổ chức cấu tạo nên thành mạch (ví dụ bệnh Marfan, thường gặp người trẻ) và tăng huyết áp. Khi cộng gộp hai yếu tố: thành mạch yếu và tăng huyết áp sẽ là quả bom làm bùng phát lóc tách bất cứ lúc nào nếu không được điều trị. Tình trạng của ĐMC lúc này giống như đường ống dẫn nước đã dùng lâu ngày, chất lượng ống đã xuống cấp lại lắp thêm bơm tăng áp.

Triệu chứng lâm sàng gặp nhiều nhất là đau ngực, triệu chứng sốc mất máu khi biến chứng thành mạch vỡ thường khó cứu; mất mạch cảnh, mạch chi khi lỗ vào các mạch này bị thương tổn, bệnh nhân có thể biểu hiện ở mức độ trầm trọng liệt nửa người, hôn mê, thiếu máu cấp tính chi; thiếu máu các tạng trong ổ bụng gây triệu chứng đau trướng bụng cấp tính - biểu hiện này rất nguy hiểm do tình trạng hoại tử ruột thường dẫn đến tử vong.

Phẫu thuật cấp cứu càng sớm càng tốt

Điều trị bệnh có nhiều phương pháp. Riêng đối với loại A phải chỉ định mổ cấp cứu không trì hoãn (điều đặc biệt của loại phẫu thuật này là rất hay xảy ra trong đêm). Phẫu thuật lóc tách ĐMC type A là một trong những phẫu thuật nặng nề, phức tạp nhất của mổ tim, có trường hợp phải phối hợp với đặt stent graft (được gọi là phương pháp hybrid) để giải quyết triệt để thương tổn. Bệnh nhân được gây mê toàn thân, cho ngủ thật sâu. Phẫu thuật viên sẽ phải thiết lập vòng tuần hoàn nhân tạo, lấy toàn bộ máu ra ngoài, dẫn vào hệ thống máy tim phổi nhân tạo để trao đổi ôxy sau đó bơm lại vào cơ thể (qua đường mạch máu ngoại vi: mạch nách, đùi) để nuôi dưỡng các cơ quan trong quá trình phẫu thuật.

Tiếp đó phẫu thuật viên sẽ xẻ dọc xương ức, mở rộng lồng ngực để bộc lộ quả tim và ĐMC. ĐMC ngực thương tổn và quả tim sẽ được biệt lập khỏi hệ thống tuần hoàn, một loại dung dịch đặc biệt bơm vào hệ thống động mạch vành làm tim ngừng đập và bảo vệ cơ tim trong suốt thời gian mổ. Các chiến lược bảo vệ các cơ quan khác (não, thận, ruột...) cũng phải được tính toán kỹ lưỡng. Thương tổn được xử lý bao gồm: thay hoặc sửa van tim, thay đoạn ĐMC ngực rách vỡ bằng mạch nhân tạo, cắm lại động mạch vành và các nhánh mạch nuôi cho não. Cuộc mổ kéo dài có thể tới hàng chục giờ đồng hồ, phải truyền rất nhiều máu và thuốc.

Thầy thuốc ngoại khoa khuyên gì?Phẫu thuật lóc tách ĐMC rất nặng nề và kéo dài vì phải xử lý nhiều thương tổn nguy hiểm phối hợp. Hơn nữa, việc khâu nối phải thực hiện trên nền ĐMC có bệnh lý viêm mủn rất khó khăn. Thường thời gian để cầm máu các miệng nối khá lâu, chảy máu sau mổ là một trong những nguyên nhân gây biến loạn nhiều nhất của phẫu thuật. Tỷ lệ tử vong, các loại tai biến của phẫu thuật thuộc loại cao nhất trong phẫu thuật tim, thời gian nằm viện kéo dài và thời gian hồi phục lâu, chi phí điều trị rất lớn. Chính vì vậy, việc dự phòng và ngăn ngừa bệnh lý của ĐMC ngực có ý nghĩa hết sức quan trọng. Trong đó, đặc biệt vấn đề phát hiện, kiểm soát và điều trị bệnh tăng huyết áp - nguy cơ tiềm ẩn của nhiều bệnh tim mạch nguy hiểm. Khi đã chẩn đoán lóc tách ĐMC ngực, người bệnh cần được chuyển ngay đến các bệnh viện có khả năng phẫu thuật, tránh phải qua nhiều tuyến trung gian, kéo dài thời gian làm nguy hiểm đến tính mạng.

ThS.BS. Nguyễn Công Hựu (Trưởng khoa Phẫu thuật tim mạch và lồng ngực, TTTM BV E)